Thải độc cơ thể, giảm nguy cơ ung bướu đúng đắn qua lời khuyên của các chuyên gia

Thải độc có thể hạn chế nguy cơ ung bướu và bệnh tật không?

Để trả lời cho vấn đề này, nhiều bác sĩ uy tín đã chỉ ra nguyên nhân gây ung bướu và bệnh tật bắt nguồn từ độc tố. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Khánh Hòa (nguyên giảng viên khoa Dược lý và độc học tại ĐH Y Hà Nội) cung cấp thông tin:

“Rất nhiều hóa chất mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày có những độc tố là tác nhân gây ung thư thuộc nhóm 1 (nhóm chắc chắn gây ung thư theo sự phân loại của tổ chức IARC-WHO) như: độc tố của nấm: Aflatoxin, thuốc chống thối Formaldehyde, thuốc nhuộm màu Auramine O), hay các độc tố thuộc nhóm 2A (nhóm có khả năng cao gây ung thư) như: thuốc trừ sâu, diệt cỏ malathion, diazinon và glyphosate, kháng sinh Cloramphenicol… Đây là những hóa chất “quen mặt” được sử dụng rất nhiều trong nuôi trồng, bảo quản thực phẩm…”

Những hóa chất quen thuộc khác như chì (tìm thấy rất nhiều trong mỹ phẩm, thuốc nhuộm, xe hơi, nguồn đất, nguồn nước…) là nguyên nhân ảnh hưởng đến não bộ, gây suy thận… PGS.TS Phạm Duệ (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, vì ngộ độc chì 1 cháu bé 5 tuổi đã bị ảnh hưởng đến trí tuệ. Đến năm 11 tuổi cháu mới tự lấy quần áo tắm, 17 tuổi mới có thể viết được những chữ cái đầu tiên.

ThS Vũ Thị Tuyết Mai (ThS y tế công cộng, bác sĩ đa khoa, Bộ Y tế) cho biết, thủy ngân (có mặt trong nhiệt kế, không khí…) nếu nhiễm nhẹ sẽ bị đau đầu, chóng mặt, nôn ọe, phát ban, nặng hơn thì bị xuất huyết, gây bệnh phổi nặng cấp tính như tức ngực, khó thở…

Do ung thư và bệnh tật bắt nguồn từ độc tố, dược sĩ Phan Văn Hiệu (trung tâm CVI) khẳng định, để hạn chế nguy cơ ung bướu và độc tố, chắc chắn cơ thể cần thải độc.

Cách thải độc cơ thể để giảm nguy cơ ung bướu và bệnh tật

Thải độc giúp ngăn cản quá trình tấn công của độc tố vào cơ thể, ngăn chặn sự gây hại của độc tố đến các tế bào và các chức năng tự nhiên của cơ thể, từ đó bảo vệ con người khỏi bệnh tật hay ung bướu.

Hiện nay, không chỉ tại Việt Nam, mà cả trên thế giới, cáchdetox cơ thể, thải độc bằng các loại nước uống trái cây kết hợp chế độ nhịn ăn trong vài ngày đang được lan truyền rất mạnh. Nhưng chưa có một chuyên gia khoa học nào chứng minh về sự đúng đắn của cách thải độc đó.

Trước vấn đề này, Giáo sư Alan Boobis OBE, một nhà nghiên cứu về độc chất, của Imperial College London, cho rằng “Hệ thống thải độc của cơ thể khá phức tạp, tinh vi và linh hoạt” và “nhiều người đang mạo hiểm sẵn sàng phá vỡ các hệ thống này và chế độ ăn thải độc có thể làm hại cho cơ thể”.

Lý do là vì công thức nhịn ăn cùng nước ép trái cây sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, khiến độc tố càng có cơ hội tấn công cơ thể hơn. Mặt khác, các loại trái cây rau củ hiện nay cũng chứa rất nhiều độc tố từ những hóa chất sử dụng trong trồng trọt, bảo quản.

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Veronique Chachay, chuyên gia dinh dưỡng đến từ trường ĐH Queensland (ĐH lớn thứ 5 ở Úc) khẳng định, cách thức bảo vệ tự nhiên của cơ thể (tức cơ chế tự thải độc của cơ thể) hiệu quả hơn bất kỳ phương pháp thải độc nào. Bà nhấn mạnh, cơ thể con người là một bộ máy tự đào thải độc tố và tự sửa chữa hoàn chỉnh.

Cơ thể con người vốn đã có sẵn khả năng tự thải độc và vấn đề của chúng ta là phải tăng cường khả năng này trong điều kiện có quá nhiều nguồn gây độc tố cho cơ thể, trong đó có những chất rất độc.

Tăng cường khả năng tự đào thải độc tố cho cơ thể bằng cách tăng cường Glutathione nội sinh – chất chống oxy hóa quan trọng nhất giúp vô hiệu hóa độc tố. Mới đây, các nhà khoa học thuộc đại học Y Johns Hopkins đã công bố tìm ra hoạt chất Broccoraphanin có tác dụng kích thích Glutathione nội sinh tự sản sinh lên tới 240%, giúp thải độc cơ thể ở cấp độ tế bào. Đây là một phát hiện vô cùng có ý nghĩa trong công cuộc giảm nguy cơ ung bướu và bệnh tật cho con người.